Medium Image (with sidebar)

Blog thủ thuật

Phân biệt chuẩn kết nối POP và IMAP trong EMAIL

Khi thiết lập một email cho một thiết bị (smartphone, tablet) hoặc phần mềm (outlook) thì chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy 2 giao thức POP và IMAP. Nhưng liệu bạn có biết POP và IMAP là gì, ảnh hưởng như thế nào đến tài khoản email của bạn? Giữa POP và IMAP có gì khác nhau? Trong bài viết này, CloudIT sẽ giải thích cho bạn POP là gì? IMAP là gì? Và cách thức hoạt động như thế nào?

1/ IMAP và POP

  • IMAP là viết tắt của Internet Message Access Protocol.
  • POP là viết tắt của Post Office Protocol.
  • Cả hai giao thức đều là giao thức email. Chúng cho phép người dùng đọc các email cục bộ bằng một ứng dụng trung gian như Outlook, Thunderbird…

2/ Cách thức hoạt động giữa IMAP và POP

Cách thức hoạt động của POP:

  • Kết nối với máy chủ (server).
  • Lấy lại được tất cả các mail.
  • Lưu trữ cục bộ dưới dạng mail mới.
  • Xóa mail khỏi máy chủ (server).
  • Ngắt kết nối.

Hoạt động mặc định của POP là lưu trữ dữ liệu về máy tính của người dùng và xóa mail khỏi máy chủ (Server). Tuy nhiên hầu hết POP cũng cung cấp tùy chọn cho phép lưu lại bản sao mail trên máy chủ.

Cách thức hoạt động của IMAP:

  • Kết nối với máy chủ (server).
  • Đồng bộ với máy chủ, lấy nội dung được yêu cầu từ người dùng và lưu đệm cục bộ (chẳng hạn như danh sách mail mới, tổng kết tin nhắn hay nội dung của những email được chọn lựa kỹ càng).
  • Xử lý các thao tác của người dùng, chẳng hạn như đánh dấu email đã đọc, xóa email…
  • Ngắt kết nối.

Hoạt động mặc định của IMAP là cho phép nhiều Email Client truy cập đến tất các thư mục mailbox trên máy chủ và không tải các dữ liệu đó về máy tính của người dùng.

3/ Ưu nhược điểm của IMAP và POP

Ưu nhược điểm của POP:

  • Nhược điểm: Mỗi lần nhận mail, POP sẽ tải lá mail đó về máy tính cục bộ của người dùng (và mặc định xóa mail đó trên máy chủ), và giao thức này hoạt động hoàn toàn độc lập nên bạn sẽ không thể sử dụng nhiều thiết bị để quản lý cùng một tài khoản email qua giao thức POP
  • Ưu điểm: POP có những ưu điểm như sau:
    • Mail lưu trữ cục bộ, tức là có thể truy cập bất cứ lúc nào ngay cả khi không có kết nối Internet.
    • Kết nối Internet chỉ dùng để gửi và nhận mail.
    • Tiết kiệm không gian lưu trữ trên server.
    • Được lựa chọn để lại bản sao mail trên server.
    • Hợp nhất nhiều tài khoản email và nhiều server vào một hộp thư đến.

Ưu nhược điểm của IMAP:

  • Nhược điểm: Vì IMAP lưu các email trên mail server, nên dung lượng hòm thư của bạn sẽ bị giới hạn bởi các nhà cung cấp dịch vụ mail. Nếu bạn có một lượng lớn email cần lưu trữ, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi gửi nhận mail khi hòm thư bị đầy. IMAP sẽ không thể lưu trữ dữ liệu của bạn trên máy tính cục bộ. Ngoài ra, nếu sử dụng IMAP thì bạn cần phải có kết nối Internet nếu muốn truy cập email.
  • Ưu điểm: IMAP có những ưu điểm sau:
    • IMAP được tao ra để cho phép người dùng truy cập từ xa email lưu trữ trên một server.
    • Cho phép nhiều máy khách hay người dùng quản lý cùng một hộp thư đến.
    • Vì vậy, khi đăng nhập máy tính công ty, cá nhân, thiết bị di động sẽ luôn thấy cùng email và cấu trúc thư mục do chúng được lưu trên server và tất cả những thay đổi bạn tạo ra với các bản sao cục bộ ngay lập tức được đồng bộ với server.
    • Xem nhanh hơn khi chỉ có các tiêu đề mail được tải về đến khi nội dung được yêu cầu rõ ràng.
    • Mail được dự phòng tự động trên server.
    • Tiết kiệm không gian lưu trữ cục bộ.

4/ Vậy đâu là giao thức mà bạn nên lựa chọn.

Bạn sẽ chọn với giao thức POP nếu:

  • Bạn muốn truy cập mail chỉ từ một thiết bị.
  • Bạn cần truy cập email thường xuyên dù có kết nối Internet hay không.
  • Không gian lưu trữ trên server hạn chế.
  • Bạn lo lắng về vấn đề mất mát dữ liệu do hỏng hóc trên các thiết bị cục bộ.

Bạn sẽ chọn với giao thức IMAP nếu:

  • Bạn muốn truy cập email từ nhiều thiết bị khác nhau.
  • Bạn có một kết nối Internet thường xuyên và tin cậy.
  • Bạn muốn xem nhanh các email mới hoặc những email trên server.
  • Không gian lưu trữ cục bộ hạn chế.
  • Bạn lo lắng về vấn đề dự phòng dữ liệu.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết phân tích của CloudIT. Chúc các bạn thành công trong quá trình thực hiện !!!

– Nguyen Minh Nam –

Để lại một bình luận